Sức Khỏe – Làm Đẹp

[Pharmog SS1 – Tập 11] – Dược lý về thuốc điều trị tăng huyết áp

Rate this post



Dược lý về Thuốc điều trị tăng huyết áp

Mã giải khóa BNF76 : fqLyNVoO0xqnexzfJB8ibfUM9fmww8j2E2SO35AdjnM
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị bệnh tăng huyết áp. Mỗi một loại thuốc đều mang những ưu nhược điểm riêng biệt. Để có thể chọn một loại thuốc tốt và phù hợp nhất , chúng ta cần phải hiểu về dược lý của những thuốc này..

1. Thuốc lợi tiểu : (Link xem lại bài thuốc lợi tiểu : )
Thuốc lợi tiểu giúp thận đào thải bớt lượng nước dư thừa và muối (natri) ra khỏi cơ thể bạn. Từ đó giúp giảm lưu lượng máu (blood volume) đi qua lòng mạch và làm hạ huyết áp.
Lưu ý : Thuốc lợi tiểu thường làm mất Kali nên cần bổ sung các loại quả giàu Kali khi sử dụng thuốc lợi tiểu (chuối)
Các thuốc lợi tiểu bao gồm:
− Lợi tiểu thiazide :
− Lợi tiểu quai :
− Lợi tiểu giữ Kali có aldosterone :
− Lợi tiểu giữ Kali không aldosterone :

2. Thuốc chẹn beta (đuôi –olol)
Nhóm thuốc chẹn beta giúp làm giảm nhịp tim và giảm sức co bóp của tim. Do đó tim sẽ bơm ra một lượng máu ít hơn vào động mạch sau mỗi nhịp đập và làm giảm huyết áp.
− Chọn lọc beta1 : Sectral (Acebutolol) , Zebeta (bisoprolol), Tenormin (atenolol), Kerlone (betaxolol), Betaloc zok (metoprolol)
− Không chọn lọc beta :Inderal (propranolol), Timolide (timolol), Corgard (nadolol), Betapace (sotalol), Cartrol (carteolol)…..

3. Thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC) (đuôi “pril”)
Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế tổng hợp angiotensin II – một loại hormone có tác dụng làm co mạch máu và dẫn đến cao huyết áp.
− Prinivil hoặc Zestril (lisinopril), Capoten (captopril), Coversyl (perindopril), Accupril (quinapril), Vasotec (enalapril), Altace (ramipril), …..

4. Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (ARB) (đuôi “sartan”)
Nếu như nhóm ức chế men chuyển tác động ức chế sản xuất angiotensin, thì nhóm này lại tác động đến angiotensin II bằng cách ức chế trực tiếp nơi angiotensin II gắn vào – angiotensin receptor.
− Cozaar (losartan), Avapro (irbesartan), Teveten (eprosartan), Diovan (valsartan), Micardis (telmisartan)

5. Nhóm chẹn kênh canxi: (phần lớn có đuôi là “dipin” )
Nhóm thuốc chẹn kênh canxi sẽ giúp chặn dòng ion canci, không cho chúng đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu, từ đó gây giãn mạch, làm giảm áp lực máu và giúp hạ huyết áp.
− Phân nhóm Dihydropyridine (dipin) : Adalat (nifedipine), Amlor (amlodipine), Nimotop (nimodipine), Plendil (felodipin), ……
− Phân nhóm Phenylalkylamine: Calan, Isoptin, Verelan hoặc (verapamil)….
− Phân nhóm Benzothiazepine: Cardizem hoặc Tiazac (diltiazem)

6. Thuốc chẹn alpha-1
Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất một loại hormone có tên gọi là catecholamin. Chúng sẽ gắn kết với các thụ thể alpha adrenergic ở trên mạch máu và làm co mạch, từ đó gây tăng huyết áp. Nhóm thuốc chẹn alpha sẽ giúp ngăn các catecholamin liên kết với các thụ thể alpha và làm giảm huyết áp.
− Cardura (Doxazosin mesylate), Minipress (prazosin hydrochloride), Hytrin (Terazosin hydrochloride)

7. Thuốc đồng vận alpha-2:
Tác dụng ngược lại với chẹn alpha 1, xem video để rõ chi tiết. Thuốc điển hình là Dopegyt (methyldopa).

8. Thuốc khác:
Thuốc chẹn alpha-beta kết hợp (carvedilol), Thuốc ức chế tổng hợp catecholamine (clonidine hydrochloride), …

9. Thuốc YHCT:
– Cần tây, Sơn Tra, Rễ nhàu, Mã đề, Râu ngô, Đỗ Trọng, Hoa hòe ……..

TLTK: Wikipedia, suytim.com.vn, healthline.com , patient.info/.

Cám ơn các bạn đã theo dõi video của Pharmog!

► Kịch Bản: PharmogTeam
► Quay phim: Tuanmar
► Họa sĩ : El purpone
► Lồng tiếng : Totti10
► Facebook: facebook.com/pharmog/
► Group : facebook.com/groups/pharmog/
► Youtube:
► Website: pharmog.com
► Email: [email protected]

Tag: chữa bệnh cao huyết áp bằng thuốc nam, dược lý, tha, tăng huyết áp, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc tăng huyết áp, pharmacology, dược lý thuốc tăng huyết áp

Xem thêm: https://khámphá360.vn/category/suc-khoe-lam-dep

Nguồn: https://khámphá360.vn

49 Comments

  1. Cảm ơn ad rất nhiều, em đọc sách mãi không hiểu và buồn ngủ kinh khủng, sau khi xem video cảm thấy dễ hiểu cực kỳ <3

    Reply
  2. Pharmog cho hỏi ở phủt 1:16 , bên mình có nói là huyết áp động mạch được điều khiển bởi 2 yếu tố thần kinh và thể dịch. Thần kinh thì mình hiểu rồi còn thể dịch là gì, có phải ý bên mình là thể tích máu không.

    Reply
  3. Ad cho e hỏi tại sao khi uống thuốc THA thì phải uống cả đời chứ k dc tự ý dừng ạ.
    Và thuốc chữa THA bên đông y là kết hợp các loại đó hay chỉ dùng 1 loại thôi

    Reply
  4. Đi học giảng viên giảng k hiểu lắm mà về xem xong video này thấy hiểu hết luôn từ cơ chế tác động làm giảm huyết áp

    Reply
  5. Anh ơi..cho em hỏi…trong phần thuốc chẹn beta có phần có cường nội beta và không cường nội beta….
    Em ko hiểu điều trên lắm….anh có thể giải thích cho em đc ko ạ

    Reply
  6. Mình 34t bị cao ha 4 năm rồi, uống thuốc trễ 2 năm bị dãn tâm thất trái nên giờ đang điều trị , mình đang uống ngày 1 viên Nebivolol 5mg và Losartan 50mg thấy tim dần hồi phục rồi, các bạn nên uống thuốc từ khi mới bị sẽ kg bị biến chứng nhé 😔😔😔😔

    Reply
  7. Nếu video được dựng bằng Flash thì sẽ rất hay vì vẽ bằng tay thế này sẽ bị che mất hình khi đang nói, còn dùng Flash để dựng sẽ không bị nhược điểm này.

    Reply
  8. Rất hay. Thanks ad. Vừa mới biết kênh, góp ý ad vài ý nhe. Thứ nhất Ad nên trình bày chậm, khoảng t 1/2 là đẹp; thứ 2 là nên đi sâu hơn 1 chút về mặt cơ chế, trong video có những chỗ ad chỉ nêu ra rồi thôi, nhưng nhìn chung vẫn rất tuyệt

    Reply
  9. Hiện tại uống 3 loại thuốc. Amlodipin 5mg. Telmistar40. Concor 2,5. Nhưng có khi huyết áp vẫn lên 150/90. Chế độ ăn uống hợp lý lắm rồi mà vẫn bị. Cho mình lời khuyên.

    Reply
  10. hi bạn trong điều trị BS phối hợp ra sao ạ, mình thấy BS kê cho mẹ mình (cao HA man) cả 3 loại concor, losartan, Amlodipine cùng 1 lúc thì có sao ko ạ, mẹ mình k có viêm gan nhưng gan hơi yếu (có phải do uống thuốc HA lâu ngày ko) cảm ơn bạn nhiều

    Reply

Post Comment