#thechienthu2 #lichsuthegioi #suluoc #tomtatlichsu
► Theo dõi kênh trên FB:
► Link Donate:
► Like và subcribe để theo dõi các video tiếp theo nhé 🙂
——————————
Chiến tranh thế giới thứ hai (hay còn được gọi là Đệ nhị thế chiến, Thế chiến 2 hay Đại chiến thế giới lần thứ hai…) bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945, diễn ra giữa các lực lượng Khối Đồng Minh và Phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Cho đến nay, đây là cuộc chiến có quy mô rộng lớn và gây nhiều tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại…
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phe phát xít Đức, I ta li a và Nhật Bản. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, Trong đó, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định.
Hậu quả của chiến tranh là vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1, 7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới, 1 trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trưng lớn là 2 phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do 2 siêu cường là Mỹ và Liên Xô đứng đầu. Các quốc gia trên thế giới trong những năm đầu sau chiến tranh dần bị phân hóa theo đặc trưng đó. Liên hợp quốc được ra đời như 1 công cụ để duy trì trật tự mới vừa được hình thành. Do những căng thẳng về địa chính trị và xung đột ý thức hệ, Liên Xô và Mỹ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới 1 hình thái chiến tranh mới. Chiến tranh lạnh…
Tag: chiên tranh thê giơi thư 2, sử lược, tóm tắt lịch sử, lịch sử thế giới, chiến tranh thế giới thứ 1, thế chiến thứ nhất, đệ nhất thế chiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phát xít, phe liên minh, phe hiệp ước, quân phiệt phổ, chiến tranh thế giới thứ hai, thế chiến thứ 2, phát xít, phe trục, khối đồng minh, quân đồng minh, liên hợp quốc, chiến tranh lạnh
Xem thêm: https://khámphá360.vn/category/am-thuc
Nguồn: https://khámphá360.vn
Mỹ:Đánh thoải mái đi mấy bé,còn tao thì bán vũ khí
(trân châu cảng)
Mỹ:À!!!Thì ra mày muốn còn cái chết à Nhật!? v:
Thụy Sĩ:Đánh nhau thoải mái đi ae!Tui giữ tiền dùm cho! :v
Lúc này Italia thật sự k mạnh! Chỉ có Nhật là ok hơn! Riêng anh cả Đức thì quá xanh nhưng chủ quan, tự cao nên thua ngược! Lúc đó nếu chấp nhận hoà hoãn Liên Xô 3 anh hợp nhau đánh chiếm hết tất cả các nước! Liên xô để đánh sau cùng thì mai ra mới bá chủ đc! Suy luận cá nhân thôi nhé mn!
thụy sĩ. kiểu thằng nào làm gì làm đừng đụng tới tao àh nhen
Hít le giỏi thực sự 🏆🏆
Đức : gánh team
Nhật : Chuyên gia đi lẻ, đi rừng để lên đồ, không thèm gank
Ý : đề nghị đầu hàng ko được xong afk
Pháp : Chuyên gia feed mạng
Anh : tank bên địch
Mỹ : ad địch
LX : trụ chính bên địch
Thụy Sĩ : Tà thần đang chờ hai team lên level :v
mai thi học kì sử r lo quá cả nhà ơi
thằng Ý đánh kém vl
làm lịch sử mà sai nghiêm trọng. phần lan đã đánh bại đà tiến công của liên xô. làm gì có chuyện liên xô nuốt chửng dc phần lan ?
Đức ghê thật
Hay
Thích liên xô nhất
1,5tr quân +30.000 xe tăng :))).
Lại sách giáo khoa 🤣🤣🤣🤣
Các ông cứ động vào Mỹ là die xx
Sao Thụy Sĩ an toàn thế :^
3 thằng mà tụi nó làm quá…:))))
cờ cộng hoà weimar là cờ Đức hiện nay mà
Một câu hỏi khá đơn giản;“xứ đó có quái gì đâu mà xâm lược? dân thì ít mà tài nguyên thì nghèo; xâm lược cũng chẳng được gì.” Thường thì đây là đáp án được đưa ra và ngẫm lại thì cũng ko sai. Vào thời đó thì dân số trên đảo Anh vào tầm 48 triệu người – không quá to cũng không quá nhỏ nếu so với 70 triệu ở Đức, tài nguyên thì cũng không có gì đặc biệt – ngoài cái mỏ dầu nho nhỏ cho sản lượng 1 triệu tấn trong suốt cuộc chiến (so với 1 triệu tấn xuất khẩu mỗi năm của Rumani) thì đúng là chẳng có gì thật. Tuy nhiên, vấn đề của câu trả lời này là nó mặc định cho rằng cứ hễ đi xâm lược thì lý do duy nhất là vì muốn cướp đất đai và thu lợi từ đó. Tôi không nói cái lý do cướp đất đai đó là sai đâu; nhưng đơn giản hóa mọi chuyện lại và cho đó là cái duy nhất thì thật sự là không phải. Ví dụ: cái đảo Malta hay kênh đào Suez có quái gì trên đó mà người Anh cứ phải ôm cứng lại?
– Quay trở lại câu hỏi về nước Anh, câu hỏi cần hỏi trước tiên là “vì sao nước Đức lại muốn đánh nước Anh?” Chúng ta cần nhận ra rằng bản thân Hitler chỉ cần “vô hiệu hóa” nước Anh là được, lý tưởng nhất là nước Anh chủ động ngồi vào bàn đàm phán sau khi nước Pháp bị đánh bại. Việc này không phải là viễn vông nếu xét tình cảnh và bộ máy lãnh đạo nước Anh trước chiến tranh. Tuy nhiên, đáng tiếc cho Đức là nước Anh không xuống nước mà lại chọn tiếp tục đánh nhau. Việc này đưa Hitler vào một tình huống rất khó xử.
1. Một mặt, một trong những mục tiêu chiến lược của chiến dịch 1940 là “bình định” mặt trận Tây Âu đã thất bại; ừ thì Pháp gục rồi nhưng Anh vẫn còn. Việc xoay trục qua đánh Liên Xô theo kế hoạch sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì Đức không thể tập trung vào một mặt trận được.
2. Mặt khác, việc giằng co với Anh chắc chắn sẽ kéo dài vì cả 2 bên đều không thể dùng vũ khí mạnh nhất của mình để đánh bên kia; hiển nhiên là bộ binh Đức không thể đeo phao bơi qua eo biển và tàu chiến Anh cũng không thể mọc chân mà leo lên bờ mà rush B. Đức sẽ phải thuyết phục Anh hàng bằng không quân và hải quân. Hải quân Đức thì miễn bàn còn không quân Đức thì mặc dù đã chiến thắng vang dội trong trận chiến Pháp nhưng màn vật nhau trên bầu trời Dunkirk cũng đủ để họ thấy rằng RAF, khi chơi nghiêm túc, không phải là đối thủ dễ xơi.
3. Một điểm khác là nhiều người thường cho rằng Anh không làm gì được Đức nhưng thật ra thì không phải vậy. Từ khi chiến tranh nổ ra năm 1939 thì Anh đã tiến hành bao vây nước và gây ra rất nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Đức. Việc chiếm được một loạt nước vào năm 1940 vô tình làm tình hình này trầm trọng hơn do không những Đức mà giờ cả khối Trục ở châu Âu đều bị vây, các nước như Pháp, Bỉ, Đan Mạch,… giờ đây trông chờ vào tài nguyên “từ” Đức. Trước chiến tranh Đức nhập khẩu tầm hơn 5 triệu tấn dầu mỗi năm qua đường biển, khi chiến tranh xảy ra thì nguồn cung này bị cắt hoàn toàn và họ phải dựa vào nguồn từ Liên Xô và Rumani; mỗi nguồn này đều chỉ đạt tối đa tầm 1 triệu tấn mỗi năm. Đó là chưa kể đến các tài nguyên quan trọng khác như cao su, đồng, phân bón,… Nói sơ như vậy đủ hiểu việc phá vòng bao vây đó nó quan trọng thế nào đối với người Đức
– Tóm lại, cái Đức cần là người Anh “để yên” cho người Đức. Để đạt được mục đích trên thì lý tưởng nhất là chỉ cần bên ngoại giao làm việc. Khi bên ngoại giao thất bại thì Đức buộc phải dùng vũ lực. Khi mà bên Hải Quân không đưa ra được phương án nào khả dĩ có khả năng thành công trong thời gian gần (kế hoạch bao vây bằng U boat yêu cầu Đức phải chuyển sang sản xuất số lượng lớn U boat – điều mà Đức gặp rất nhiều khó khăn vì nó ảnh hưởng tới kế hoạch mở rộng lục và không quân cũng như nền kinh tế nói chung; ngay cả khi có số lượng U boat mong muốn thì cũng phải tốn nhiều năm mới hoàn tất việc đánh bại nước Anh) thì chỉ còn cách ném bom và xâm lược đảo Anh mà thôi. Như vậy, có thể hiểu là việc xâm lược không phải là cái họ muốn mà là cái họ cần phải làm để đạt được mục đích chính của họ là “đá đít” Anh ra khỏi cuộc chiến. Ở đây, xâm lược không phải vì cướp tài nguyên mà là để phục vụ mục đích chiến lược của mình. Cái lợi trực tiếp về mặt kinh tế của việc chiếm Anh nói thẳng ra là quá ít so với thiệt hại dự kiến nhưng cái lợi gián tiếp về mặt chiến lược và quân sự thì lại vô cùng lớn. Khi Đức hoãn kế hoạch Sealion vô thời hạn, đó không phải là vì nước Anh nghèo tài nguyên gì cả, lý do là vì việc xâm lược là không thực tế và tự họ cảm thấy thực hiện một chiến dịch như vậy là quá sức của họ. Họ nhận định rằng hướng đi thực tế tại thời điểm đó chính là xâm lược Liên Xô; một khi Liên Xô gục rồi thì họ sẽ có trong tay nguồn tài nguyên vô hạn đủ để họ thực hiện việc “thuyết phục” người Anh ngưng chiến; bằng cách này hay cách khác – bao gồm cả việc đổ bộ xâm lược đảo Anh.
P/s: nhiều bạn sẽ cho rằng đảo Anh có mất thì chính phủ chỉ cần chạy ra nước ngoài và tiếp tục chiến đấu là ổn. Lý thuyết là vậy nhưng thực tế lại khác. Quá nhiều trung tâm đầu não, cơ sở hạ tầng,… của Đế Quốc Anh được đặt ở đảo Anh (ờ, mẫu quốc mà). Cho nên nếu mất đảo Anh thì họ khó (nếu ko muốn nói là hoàn toàn không thể) vận hành một cuộc chiến phức tạp như Thế Chiến nổi. Chuyện gì có thể xảy ra thì tôi không dám nói chắc nhưng tôi dám khẳng định là thế bao vây nước Đức sẽ vỡ ngay lập tức. Mà nếu vậy thì coi như Đức đã thành công đến 90% ý định của mình
Thụy Sĩ ngồi ăn bỏng ngô coi phim bom tấn :))
liên xô mạnh quá
Cái này được gọi là 3 nước đấu với cả thế giới
7:50 hít le
Chiến thắng phát xít Đức Liên xô đánh đến Đông Đức Mỹ chiếm tây đức.Khởi đầu Đức quốc xã đem quân mau tróng đánh chiếm cháu âu và chiếm luôn nước pháp sau đó tiến qua lãnh thổ bà lan vào đất nước liên xô 1941 mua đồng 42 hồng quân lên cô phản công Sittalingerat đá chiến thắng các mặt trận giải phóng các nước Đông âu tiến đánh và giải phóng beclinh buộc hít le tự xảy*Mỹ và đồng mình nằm 42 Hitler chế tạo được tiền lửa V.2 đánh phá thú đô luân đôn tàu ngầm đức sát thủ trên đại tây dương và thái bình dương gây thiệt hại nặng cho tàu buôn a và đồng mình năm 44 anh Mỹ mới phát mình ra radar dò tìm tàu ngầm chấn dứt thời hoàng kim tàu ngầm đức bảo hiệu suy tàn của để chế đức Mỹ không tham chiến thôi kỳ đầu chiển tranh mà như ông đắc lợi chờ hồng quân liên xộ đánh đến beclinh cơ số vũ khí đạn dược đây cạn quân đội đã mệt qua hơn 4 năm chiến tranh khốc liệt đẫm máu buộc hồng quân Liên xô phải dùng ở đồng Đức và Mỹ cũng thỏa mãn kết quả được Tây Đức với rất nhiều bác học giỏi của Đức QX mạnh nhất là bác học về nguyên tử và tên lửa V 2 và máy bay phản lực nên Mỹ đã chế ra hai quả bom nguyên tử nem xuống Hyroshima và Nagasaki nhật đầu hàng vô điều kiện kết thúc thể chiên thủ 2 trên thái bình dương Bạo lực sẽ bị bạo lực tiêu diệt*
nếu ko có liên xô can thiệp có lẻ đồng minh mỹ đã xâm chiếm khắp dna.nếu ko có mỹ có lẻ liên xô muốn thắng phát xít khá khó
Thụy sĩ 😂
Thụy sĩ rất khôn khéo. Like cho ad và Thụy Sĩ
2 làn ww2 người Đức vai phản diện xâm chiếm thế giới. Ww3 trung quốc mạnh lên xâm lược lên phía bắc rồi bành trướng sang châu âu phía tây, lúc này người đức làm siêu anh hùng giải cứu thế giới =))
Chưa đầy ww2 chưa tròn 100 năm thì 1 tư tưởng thống trị từ TQ lại nhăm nhe trỗi dậy và khơi mào cho ww3. TQ khi tiêu thụ hết tài nguyên của chính họ thì việc xâm chiếm nước khác để gia tăng tài nguyên lại bắt đầu. Nhanh thật. Các nước trung lập ở Châu Âu 1 số ko bị xâm chiếm nhưng đa số là các nước trung lập vẫn bị tấn công như thường. Trung lập không có quá nhiều giá trị để tự bảo vệ bản thân. Cho dù bị tấn công thì ko có 1 bên nào chấp nhận đứng ra giải cứu.
S chừa thuỵ sĩ ra nhỉ